Ăn dứa nhiều có tác dụng phụ không? Những lợi ích sức khỏe từ dứa
Chủ nhật - 19/02/2023 13:12
Trái dứa có tên khoa học là Ananas Comosus. Tùy vào mỗi vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau, trong đó bao gồm thơm, khóm, huyền nương, gai,...
Với những dưỡng chất bên trong của mình, dứa đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Vậy nếu dùng nhiều dứa có tác dụng phụ nào không? Hãy cùng Physalisvn khám phá những thông tin bổ ích về trái dứa ngay.
Giá trị dinh dưỡng trong trái dứa
Trong dứa sẽ có nhiều loại dưỡng chất khác nhau. Chúng đều đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA, trong 100g dứa sẽ có những thành phần dinh dưỡng như sau:
Cung cấp vitamin: B1 (0.079mg), B2 (0.0321mg), B3 (0.489mmg), B5 (0.205mg), B6 (0.11mg), B9 (15ug), Vitamin C (36.2mg).
Năng lượng: 48 Kcal.
Cacbohidrat: 12.63g.
Đường: 9.26g.
Chất xơ: 1.4g.
Chất béo: 0.12g.
Chất đạm: 0.54g.
Cung cấp nhiều chất khoáng như: canxi (13mg), sắt (0.28mg), magie (12mg), photpho (8mg), Kali (115mg), kẽm (0.1mg).
Những lợi ích sức khỏe từ trái dứa
Với các thành phần dinh dưỡng từ bên trong, không khó hiểu vì sao trái dứa lại có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong trái dứa có chứa Bromelain, Vitamin C và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng ngăn ngừa chứng khó tiêu, chướng bụng và táo bón tốt. Đặc biệt với những bệnh nhân suy tuyến tụy bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa, nên dùng dứa kết hợp với các món ăn hoặc nước ép thường xuyên.
Giảm nguy cơ ung thư
Enzyme Bromelain trong dứa sẽ góp phần ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt là ung thư vú, da, ung thư dạ dày, ống mật và ruột kết. Cụ thể, Bromelain có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu, từ đó ngăn chặn và thậm chí là loại bỏ được một số tế bào ung thư.
Tốt cho xương và răng
Hàm lượng canxi của trái dứa giúp cho xương chắc khỏe, răng trắng sáng. Bên cạnh đó thì mangan của dứa cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xương.
Ngăn ngừa huyết áp cao
Đối với hàm lượng Kali cao hơn Natri có trong quả dứa, huyết áp sẽ được ổn định. Nhờ đó mà tâm trạng của bạn cũng sẽ được thoải mái hơn rất nhiều. Như vậy nên bổ sung dứa vào thực đơn bữa ăn mỗi ngày để đảm bảo được sức khỏe tốt nhất.
Tăng hệ thống miễn dịch và chống oxy hóa
Với thành phần Vitamin C và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, trái dứa sẽ giúp cao hơn sức đề kháng. Đặc biệt có khả năng chống oxy hóa, “níu giữ thanh xuân” cho chị em phụ nữ.
Giảm căng thẳng mệt mỏi
Serotonin trong trái dứa chính là chất giữ cho hệ thần kinh cũng như hormone được thư giãn, giúp cho cơ thể giảm căng thẳng mệt mỏi. Bên cạnh đó thì Valine và Leucine của dứa sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển và phục hồi mô cơ, tăng cường độ bền. Kết hợp cùng những dưỡng chất khác, cơ thể của bạn sẽ đủ năng lượng cho hoạt động của một ngày.
Tốt cho mắt
Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng là một tác dụng khác mà trái dứa mang lại. Cụ thể với lượng Vitamin C nổi bật cũng như những chất chống oxy hóa khác, mắt của bạn sẽ được sáng và khỏe hơn.
Giảm nguy cơ bị đông máu và sưng viêm
Bromelain chính là một loại chất giảm tốc độ đông máu, giảm sưng viêm khi bị chấn thương. Các mô chết và mô tổn thương sau khi bị bỏng cũng sẽ được loại bỏ.
Dùng dứa nhiều có tốt hay không?
Dứa là loại trái cây có chỉ số đường huyết trung bình, nằm trong khoảng 51 - 73 (theo Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ). Sự chênh lệch của mức độ đường huyết sẽ phụ thuộc vào xuất xứ và loại dứa khác nhau. Những ai có triệu chứng tăng đường huyết trong máu thì không nên dùng nhiều.
Ngoài ra nếu dùng dứa với hàm lượng không phù hợp còn có thêm những tác dụng phụ khác như:
Dứa chứa nhiều axit cũng như một số chất khác nếu dùng nhiều sẽ làm viêm loét dạ dày, ợ nóng, nôn nao,... Bên cạnh đó còn khiến cho răng bị đổi màu, làm hư hại răng.
Gây dị ứng và kích thích hội chứng dị ứng đường miệng. Nguyên nhân là vì hệ thống miễn dịch nhầm lẫn protein trong dứa là phấn hoa, do đó gây kích ứng hoặc ngứa lưỡi.
Tăng nguy cơ sảy thai vì khi bổ sung mỗi ngày 1 trái dứa, bromelain bên trong sẽ khiến tử cung bị co thắt.
Tương tác làm tăng tác dụng phụ của một số loại kháng sinh như amoxicillin và tetracycline.
Dứa có khá nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng sẽ có một số tác dụng phụ nếu dùng nhiều. Do đó bạn nên căn chỉnh chế độ dinh dưỡng với dứa một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.