1. Phân biệt các loại đường: Có 2 nhóm đường thực phẩm con người hay dùng nhất:
Monosaccharides: (Đường đơn): Glucose , galactose, fructose (đường trái cây)
Disaccharides (Đường đôi): Saccarose (đường mía), lactose (đường sữa), maltose (đường mạch nha).
Có 3 loại mà chúng ta hay ăn nhất là:
- Glucose (có nhiều trong rau, củ, quả, lá, hoa, tinh bột, có cả trong cơ thể người và động vật): Glucose sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu nhiều nhất ở ruột non dưới sự hỗ trợ của insulin (là một loại protein giúp tế bào tiếp nhận glucose do tuyến Tuỵ tiết ra). Khi vào tế bào thì ngay lập tức Glucose sẽ được phân giải tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động hoặc biến đổi thành Glycogen (1 dạng dự trữ tại gan, khi cơ thể thiếu glucose thì Glycogen lại được phân huỷ trả về glucose). => Ăn loại đường này vào cơ thể là đường huyết tăng lên ngay lập tức.
- Fructose (có nhiều trong trái cây, mật ong, rau củ, siro ngô) Loại đường này phải đi vào gan, và phân giải tại đây để tạo ra glucose. Cho nên khi ăn loại đường này vào cơ thể đường huyết sẽ tăng chậm, tuy nhiên lại gây ra áp lực cho gan.
- Saccarose ( có nhiều trong cây mía, củ cải đường, đường thốt nốt…): Đường này khi dùng vào cơ thể sẽ thuỷ phân nhanh ở dạ dày thành Glucose và Fructose, sau đó được hấp thụ vào máu và gan cơ chế y như 2 đường đơn ở trên. => Rủi ro của loại đường này là cộng gộp của 2 loại đường trên
2. Lịch sử ngành công nghiệp đường
Vào năm 350 người Ấn Độ bắt đầu nhai mía để lấy chất tạo ngọt là tiền đề cho ngành công nghiệp đường hiện nay. Ả rập là nơi có nhà máy đường công suất lớn và đồn điền lớn nhất đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1.550 ở các quốc gia thuộc Nam Mỹ có khoảng 3.000 xưởng lớn nhỏ sản xuất đường đã tạo ra nhu cầu lớn chưa từng có về chế tạo khuôn, bánh răng, đòn bẩy trục xe… Và đây cũng là nguyên nhân ngành chế tạo khuôn, luyện gang được thịnh vượng ở Châu Âu do sản xuất về đường bùng nổ. Đường mía công nghiệp vẫn là thứ xa sỉ phẩm cho đến thế kỷ thứ 18, khi việc sản xuất đường phát triển tới vùng Caribean và trở nên thịnh vượng nhất thế giới thì giá đường bị rớt thảm hại, biến đường công nghiệp trở thành sản phẩm bình dân. Sau đó, vì chiến tranh nên Châu Âu bị cắt nguồn đường từ Caribean, và họ đã phát hiện củ cải cũng có thể sản xuất được đường và bắt tay tự sản xuất đường từ củ cải không còn phụ thuộc vào đường mía nữa kể từ năm 1880.
Theo USDA dự đoán niên vụ 2021-2022 Lượng đường toàn cầu sản xuất được 181,1 triệu tấn. Như vậy nếu chia bình quân đầu người trên Trái Đất thì:
Đường tiêu thụ bình quân đầu người = 181.100.000.000 : 7.837.000.000 = 23,1 (Kg)
->Thử tưởng tượng mua 1 bao đường 23 kg về ngồi ăn dần 1 năm thì thấy lượng tiêu thụ khủng khiếp như nào. Chưa kể WHO khuyến cáo 1 người trưởng thành nên ăn dưới 30-50g đường/ngày. Nếu chọn mốc 30g thì tương đương 10,9kg/năm. Thế thì con số 23,1 Kg kia mới chỉ là đường công nghiệp sx ra, e rằng chúng ta đã có thể ăn quá lố số đường cần thiết cho cơ thể vì chúng ta còn ăn thêm rau, củ , quả, trái cây, tinh bột….
3. Ăn đường nào thì tốt
Theo Physalisvn, đường là thứ không thể thiếu để cơ thể có năng lượng hoạt động, nên đường thi tất nhiên vẫn phải dùng, tuỳ trạng thái nào thì dùng đường nào cho phù hợp, nhưng điều quan trọng hơn là phải kiểm soát để đường không bị dư thừa gây áp lực cho cơ thể, và nên dùng đường tự nhiên trong thức ăn tự nhiên (nó là hỗn hợp gồm đường, chất xơ, khoáng, vitamin, protein …).
Khi ăn thực phẩm có chứa tinh bột, đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt, hay mật ong, hay trái cây ngọt, hay đường mạch nha, … thì nên quan tâm chỉ số GI của loại mình chuẩn bị ăn vào và chọn nhóm có chỉ số GI thấp để sử dụng là tốt nhất.
Còn mật ong, hay bất cứ 1 loại đường tự nhiên, hay tinh luyện nào nếu ăn quá nhiều thì bản chất bạn vẫn đang nạp đường vào cơ thể, cứ quá tải là gây tác dụng xấu cho sức khỏe.
Còn có ngừoi chọn giải pháp dùng đường cỏ ngọt stevia để thay thế đường. Theo Physalisvn, đó chỉ là để đánh lừa và chiều cảm giác thèm ngọt chứ đường trong cỏ ngọt thực chất là chất trơ, pH ổn định và VSV hay nấm men không sơ múi gì nó được, nó sẽ đi vào máu, chờ được biến đổi sang 1 chất khác, rồi chờ bài tiết ra ngoài là hết. Nó không xấu nhưng cũng chẳng có gì đóng góp cho cơ thể vì năng lượng =0, chưa kể còn tốn công dẫn đi, biến đổi và đào thải. Nếu không cần giải quyết về vị giác thì có thể loại sp này ra khỏi danh sách ăn uống cũng được.
Tổng hợp bởi Physalisvn 17.02.2024